Các trường hợp bị đóng mã số thuế:
- Người nộp thuế ngừng khai thuế, nộp thuế mà không thông báo với cơ quan thuế
- Quá thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế, cơ quan thuế gửi công văn thông báo mà không có phản hồi từ phía người nộp thuế
- Khi cơ quan thuế kiểm tra không thấy người nộp thuế hoạt động tại cơ sở đã đăng ký với cơ quan thuế
Trường hợp đóng mã số thuế là người nộp thuế ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực Mã số thuế hoặc Người nộp thuế không hoạt động địa chỉ đã đăng ký là một trong những trường hợp người nộp thuế không được phép tiếp tục hoạt động. Khi doanh nghiệp muốn quay trở lại hoạt động, thì thủ tục bắt buộc phải làm là thủ tục khôi phục hiệu lực mã số thuế.
Các trường hợp được khôi phục hiệu lực mã số thuế theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế bao gồm:
- Người nộp thuế là tổ chức kinh tế hoặc tổ chức khác bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, cơ quan thuế đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định, nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương.
- Người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; cơ quan quản lý nhà nước khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan thuế khôi phục mã số thuế và cam kết thanh toán các nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước, chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính thuế.
- Người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình cá nhân, cá nhân kinh doanh đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng chưa được cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế, đề nghị được tiếp tục hoạt động trở lại.
Trước tiên cần phải tìm hiểu lý do bị đóng mã số thuế, qua đó tìm giải pháp thích hợp để khắc phục. Hồ sơ khôi phục hiệu lực mã số thuế:
- Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế
- Trong một số trường hợp doanh nghiệp bị ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị tương đương thì cần có bản sao không chứng thực văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi.
- Văn bản giải trình trong trường hợp bị đóng mã số thuế do không hoạt động tại địa chỉ trụ sở.