TẠI SAO PHẢI LÀM GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THUẾ VÀ KẾ TOÁN THIÊN HÀ – Thiên Hà

TẠI SAO PHẢI LÀM GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THUẾ VÀ KẾ TOÁN THIÊN HÀ

Tại sao phải làm giấy phép lao động tại Công ty thuế và kế toán Thiên Hà

Công ty Thiên Hà chuyên làm giấy phép lao động tại TP. HCM, với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và nhiệt tình, giải đáp mọi thắc mắc các vấn đề về giấy phép lao động. http://thienha.me/

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất và doanh nghiệp sử dụng lao động không có giấy phép lao động cũng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (Theo Điều 22 Nghị định số 95 /2013/NĐ-CP)

Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động (work permit) là loại giấy tờ do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (Sở LĐ-TB&XH) cấp cho người lao động nước ngoài. GPLĐ cho phép người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam, hay nói khác đi, quyền và nghĩa vụ của họ được pháp luật Việt Nam bảo vệ theo luật lao động.

Giấy phép lao động có mấy dạng?

Giấy phép lao động có 3 dạng:

  • Cấp mới giấy phép lao động:
    • Người lao động chưa từng có GPLĐ
    • Người lao động đã có GPLĐ còn hiệu lực, làm việc cho người sử dụng lao động khác, cùng vị trí công việc
    • Người lao động đã có GPLĐ còn hiệu lực, làm việc cho người sử dụng lao động cũ, khác vị trí công việc
    • Người lao động có GPLĐ hết hiệu lực, muốn tiếp tục làm việc cùng vị trí
    • Người lao động có GPLĐ được cấp trước ngày 1/4/2016
  • Cấp lại giấy phép lao động:
    • GPLĐ còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động, trừ các trường hợp đặc biệt
    • GPLĐ còn thời hạn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày
  • Không thuộc diện cấp giấy phép lao động: trường hợp được miễn GPLĐ yêu cầu người lao động nước ngoài phải làm thủ tục xác nhận với Sở LĐ-TB&XH
Những trường hợp nào cần giấy phép lao động?

Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có GPLĐ trong các trường hợp quy định tại Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP:

  • Thực hiện hợp đồng lao động;
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế;
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
  • Chào bán dịch vụ;
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tình nguyện viên;
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  • Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
  • Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
Những trường hợp không cần giấy phép lao động?

Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ trong một số trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP:

  • Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ;
  • Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm;
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp hoạt động một trong các lĩnh vực: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;
  • Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam.
Quy trình làm giấy phép lao động

Nộp hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ cho Sở LĐ-TB&XH nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

Hồ sơ gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp GPLĐ của người sử dụng lao động
  • Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế của nước ngoài hoặc Việt Nam cấp
  • Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp
  • Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật
  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu
  • Các loại giấy tờ của doanh nghiệp nước ngoài cử người lao động sang Việt Nam làm việc
  • 02 ảnh màu 4 x 6 chụp không quá 06 tháng

Sở LĐ-TB&XH sẽ trả kết quả hồ sơ trong thời hạn 07 ngày làm việc.

Quy trình làm miễn giấy phép lao động

Trường hợp người lao động được miễn GPLĐ thì phải nộp hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ cho Sở LĐ-TB&XH.

Hồ sơ gồm:

  • Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ
  • Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài
  • Các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ

Sở LĐ-TB&XH sẽ trả kết quả hồ sơ trong thời hạn 07 ngày làm việc.

Làm giấy phép lao động tại Công ty Thiên Hà

  • Hơn 05 năm kinh nghiệm thực hiện giấy phép lao động.
  • Được tín nhiệm bởi những khách hàng lớn và uy tín.
  • Luôn tính toán chi phí để tiết kiệm tối đa cho khách hàng.
  • Tiết kiệm thời gian, công sức của khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *